Xe Nâng Cũ: Lựa chọn Thông Minh cho Doanh Nghiệp

Tin tức - Blog

BẢO DƯỠNG XE NÂNG HẠ

Đăng bởi : PHẠM DƯƠNG LÂM16/07/2019

BẢO DƯỠNG XE NÂNG HẠ

            Thiết bị máy móc nói chung, làm việc sau một thời gian đương nhiên sẽ bị mòn khuyết, hư hỏng, tuy nhiên tuổi thọ của nó cũng tuỳ thuộc vào người sử dụng. Khi bảo quản, chăm sóc tốt thì tuổi thọ cao và ngược lại nếu lơ là chăm sóc thì tuổi thọ giảm đi rất nhanh. Việc chăm sóc bảo dưỡng mang tính chất phòng ngừa, vì thế người sử dụng xe nâng hàng cần thiết phải tuân thủ theo nguyên tắc bảo dưỡng để xe làm việc liên tục, ít bị hỏng hóc, giảm được chi phí sửa chữa và năng suất nâng cao.

Nội dung bảo dưỡng

Chu kỳ bảo dưỡng

Bảo dưỡng thường xuyên

Sau 6 – 8 giờ làm việc

Bảo dưỡng cấp 1

Sau 40 – 50 giờ làm việc

Bảo dưỡng cấp 2

Sau 150 – 200 giờ làm việc

Bảo dưỡng cấp 3

Sau 900 – 1000 giờ làm việc

 

NỘI DUNG CHĂM SÓC BẢO DƯỠNG XE NÂNG HÀNG

1) Bảo dưỡng thường xuyên: (Sau 6 – 8 giờ làm việc)
Qui định cho người lái chính và phụ phải tự làm lấy sau  6 – 8 giờ làm việc:
a) Trước khi xe làm việc
-  Kiểm tra toàn bộ trạng thái bên ngoài xe xem có gì khác thường không.

  • Kiểm tra các đầu nối, các vị trí có thể trông thấy được.
  • Kiểm tra trạng thái bánh xe, phải đảm bảo áp suất hơi trong bánh xe theo qui định.
  • Kiểm tra xem có hiện tượng chảy dầu trong các hộp chứa dầu không: cơ cấu truyền động thuỷ lực, những đầu nối trong hệ thống thuỷ lực, cầu truyền động, hệ thống phanh, hệ thống lái.
  • Kiểm tra mức dầu trong cacte
  • Kiểm tra mức nước trong két nước
  • Kiểm tra sức căng dây curoa quạt gió, dây curoa máy phát điện và máy bơm nước.
  • Kiểm tra mức nhiên liệu có đủ làm việc không?
  • Kiểm tra mức dầu phanh có đủ không?

b) trong lúc làm việc

  • Kiểm tra hệ thống nâng hàng
  • Kiểm tra xem các ống thuỷ lực có bị cọ sát với nhau hay ống cọ sát vào chi tiết khác không? Nếu bị thì tìm cách tách chúng ra.
  • Kiểm tra hệ thống tay lái xem có bình thường? có nặng tay lái hoặc ăn lệch không?
  • Kiểm tra hệ thống điều khiển xem có an toàn, chắc chắn không?
  • Kiểm tra xem hệ thống phanh xem có đảm bảo an toàn không? Phanh có ăn lệch không?
  • Kiểm tra sự dịch chuyển giữa các bộ phận.
  • Kiểm tra hệ thống chiếu sáng, còi.
  • Trong quá trình làm việc phải chú ý quan sát tình trạng hoạt động của bình ắc qui,hệ thống sạc bình có tốt không.
  • Trong quá trình làm việc phải chú ý tình trạng chung của xe xem có hiện tượng gì khác thường không? Máy có bộ phận nào nóng quá không?có mùi gì khác thường không? Có tiếng kêu gì đặc biệt không?

b) Sau khi làm việc:

  • Sau khi kiểm tra các bộ phận, cần phải điều chỉnh hoặc sửa chữa lại những hiện tượng phát hiện thấy trong quá trình làm việc hoặc báo cho người lái ca sau, hoặc báo cho người có trách nhiệm cử kỹ thuật đến sửa chữa ngay. 

2) Bảo dưỡng cấp 1 (Sau 40 – 50 giờ làm việc): 

 Người lái và phụ lái phải làm hết các nội dung công việc bảo dưỡng thường xuyên, ngoài ra còn làm đầy đủ các công việc sau:

  • Kiểm tra lại tất cả các đầu nối.
  • Kiểm tra ắc qui, nước bình nếu thấy thiếu thì châm thêm vào sao cho cao hơn mặt tấm cực từ 15-20mm.
  • Kiểm tra điện thế của các ngăn ắc qui nếu cần phải tiến hành nạp lại
  • Tháo, súc rửa các bầu lọc như: lọc nhiên liệu, lọc nhớt máy, lọc nhớt thuỷ lực
  • Bơm mỡ vào tất cả các vú mỡ
  • Kiểm tra và điều chỉnh dây curoa
  • Kiểm tra và làm sạch đầu bắt cọc bình.

3) Bảo dưỡng cấp 2 (Sau 150 – 200 giờ làm việc)

Lái chính và lái phụ cần phối kết hợp tiến hành đầy đủ các nội dung của bảo dưỡng cấp 1 và làm thêm các phần việc sau:

  • Thay nhớt động cơ.
  • Kiểm tra hệ thống phanh, nếu cần phải điều chỉnh lại.
  • Kiểm tra hệ thống đóng mở của bộ li hợp, nếu cần thì phải chỉnh lại hành trình tự do của bàn đạp li hợp.
  • Kiểm tra toàn bộ mức dầu trong hệ thống thuỷ lực, các hộp truyền động, nếu thiếu thì châm thêm đúng mức quy định và đúng chủng loại.
  • Kiểm tra điện thế và chất lượng của bình ắc qui.
  • Súc rửa làm sạch lọc không khí ( lọc gió)
  • Cho dầu mỡ vào tất cả các bộ phận cần thiêt.
  • Siết chặt toàn bộ các bu lông nối ghép bên ngoài, các đầu co nối ống.

4) Bảo sưỡng cấp 3 (Sau 900 – 1000 giờ làm việc):

   Ngoài các nội dung bảo dưỡng cấp 2, người lái phải làm đầy đủ các công việc sau:

  • Thay tất cả các lọc như: lọc không khí, lọc nhớt máy, lọc nhớt thuỷ lực, lọc nhớt nhiên liệu.
  • Kiểm tra ổ bi (may ơ), tháo các bánh xe ra lau sạch và thay mỡ mới.
  • Kiểm tra hành trình tự do tay lái và điều chỉnh.
  • Kiểm tra các đầu nối, tác dụng của các cần điều khiển.
  • Thay dầu trong hệ thống thuỷ lực.
  • Thay dầu trong hệ thống thuỷ lực lái
  • Bảo dưỡng hệ thống nâng hạ.
  • Kiểm tra hệ thống nâng, phát hiện các hư hỏng và sửa chữa.
  • Đo khoảng cách giữa các con lăn nhỏ và kiểm tra diện tích mặt lăn.
  • Kiểm tra các con lăn và tra đầu mỡ vào.
  • Lau sạch mỡ ở xích nâng, kiểm tra mắt xích, ắc xích và tra mỡ vào.

Phần động cơ tiến hành bảo dưỡng cấp 3

  • Tháo nắp máy, cạo sạch muội than, điều chỉnh khe hở súp áp.
  • Kiểm tra hệ thống đánh lửa và sửa chữa (máy xăng).
  • Kiểm tra cân lại bơm cao áp, kim phun
  • Kiểm tra các cơ cấu trục khuỷu thanh truyền, nếu cần thì thay cả bạc séc măng.

Bình luận (0)

Viết bình luận :